Trang

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

CÂU CHUYỆN CỐC PÀNG.




Vào một ngày đầu tháng 3 năm 2011, hôm ấy, trên tờ lịch treo tường  có ghi là ngày truyền thống của bộ đội biên phòng, nhớ thật rõ ràng là lúc này, trời chuyển gió mùa đông bắc, mưa phùn nhè nhẹ, cả một vùng biên giới chìm trong mây mù.
Loáng thoáng trên con đường từ Bảo Lạc vào Cốc Pàng còn  nhìn thấy những cây đào vẫn đỏ hoa, những cây mận vẫn trắng xóa. Trên con đường chỗ thì rải đá, chỗ vần còn là nền đất lầy lội  có một cô gái chừng 24 tuổi đi xe máy qua cửa đồn biên phòng Cốc Pàng, cô ấy đi xuống ngôi trường, nơi  cô đang dạy học ở trung tâm xã Cốc Pàng phía dưới thung lũng. Nhìn qua cánh cửa vọng gác vào trong đồn , ở đấy dường như người ta đang chuẩn bị liên hoan thì phải ?băng cờ khẩu hiệu căng đẹp lắm.
-Chả có người nào mình quen cả
Thì thầm một mình rồi cô tập trung vào tay lái:
- Con đường vào trung tâm xã, xuống dốc ,quanh co,chưa được rải đá, trơn thật là trơn.
--------------------
Cô là người sinh ra ở huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng, học xong trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh  cô được phân công vào Bảo Lạc dạy học,cứ ngỡ được ở ngoài thị trấn, ai dè phải đi hơn 30 cây số đường đất nữa mới đến được trường ở tận trung tâm xã Cốc Pàng. Cũng may khi vào nhận công tác, nhà trường bố trí cho một gian chừng 14 m2, đối với mình cô thế là quá rộng rồi.
Cứ lần nào cũng vậy, đi hơn trăm km từ Bảo Lạc về đến Hòa An về thăm nhà mỗi ngày chủ nhật được nghỉ, bố mẹ cô lại nhắc cô rằng:
-Liều liệu mà lấy chồng đi để cho bố mẹ có cháu bế,con gái hai mấy tuổi rồi?
Mẹ cô đã không bênh còn thêm vào:
-Hay là về nhà mở cái quán bánh bánh kẹo đường sữa rồi lấy tấm chồng?mẹ sinh con năm hai mươi mốt tuổi đấy.
Cô cứ đánh trống lảng:
-Bố mẹ cứ nuôi thêm mấy con gà con lợn đi,rồi chuẩn bị mà bế cháu, chỉ sợ không còn sức.
 Vừa nói cô vừa nghĩ đến một cặp vợ chồng mà cô biết:
- Chị ấy dạy học tận trong Chè Lỳ -Đức Hạnh-Bảo Lâm ,còn chồng là đại úy bộ đội biên phòng ở Cốc Pàng, anh chị ấy lấy nhau hơn chục năm,họ có một đứa con vì điều kiện khó khăn ở nơi thâm sơn cùng cốc, đành nói khó với  bà ngoạ (ở ngoài thành phố Cao Bằng) trông giúp  còn vợ chồng anh chị ấy, ở trong này  gắn bó với cột mốc biên giới và lũ trẻ con người H’Mông.
Vào những ngày ở xã  Cốc Pàng có chợ phiên, cô lại có dịp  nhìn thấy anh chị ấy tay dắt tay nhau đi chợ với đôi khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
-  Cái mô típ chồng là bộ đội vợ là giáo viên vẫn là niềm ao ước của một ngừoi trẻ tuổi như cô bây giờ.
------------------------
Buổi tối nọ, sau khi cơm nước xong,ngồi vào bàn soạn giáo án.Cô giáo trẻ  giở cuốn sách ra cầm cái bút lên rồi lại đặt xuống bàn.
Cách đấy mấy gian nhà,là gia đình một cô giáo có chồng làm nghề  lái xe tải chở vật liệu cho mấy mỏ đá ở trong  xã. Hôm nay trong gia đình của vợ chồng cô giáo ấy có một người ở Hà Nội lên công tác,gia đình cô giáo kia làm cơm và mời đôi vợ chồng là cô giáo và bộ đội biên phòng mà chúng ta mới nghe kể ở trên  kia đến dự.
Ngồi phòng bên này cô giáo trẻ cũng cảm nhận được rằng, ở bên ấy
- Họ ăn uống và nói cười vui vẻ, qua những âm thanh vọng sang cô như nhìn thấy rõ cặp mắt lúng liếng của người vợ trìu mến nhìn người chồng gắp thức ăn rót rượu cho mình
Cuộc vui kết thúc Rồi bên nhà hàng xóm mọi người , đã về cả.
Ở căn phòng đơn bên này, chẳng ai biết, cô giáo trẻ vẫn ngồi một mình bên chiếc đèn bàn đang bật sáng.
Thật lâu,
Cô giáo trẻ đứng dậy ,mở cánh cửa và  đi ra ngoài. Đứng ngay cửa nhà ,cô ngước nhìn lên trên đỉnh dốc:
- Ở dưới thung lũng vẫn nhìn thấy những ánh sáng điện chiếu ra từ đồn biên phòng ấy.
Lặng lẽ quay vào nhà , cô nhìn quanh, và tự dưng ước mơ rằng rồi một  ngày nào đó:
-Đằng sau tấm ri đô ngăn phòng kia, sẽ có một người đàn ông của cô, trông giống mấy chàng sĩ quan biên phòng tre trẻ mà cô nhìn thấy ban sáng ấy.
Tắt đèn đi ngủ, cô cũng vẫn đinh ninh rằng:
-Hạnh phúc sẽ đến tươi tắn và cũng đẹp như nụ cười trẻ thơ của các cháu học sinh người H’mông mà cô vẫn được chứng kiến trong những giờ lên lớp.
Thế rồi cô thiếp đi, còn đó trên môi cô giáo trẻ khi mang vào giấc ngủ:
-Một nụ cười mãn nguyện khi nghĩ về tương lai.




1 nhận xét:

  1. Rất hiện thực xã hội chủ nghĩa :-) Em thì sợ thực tế chả được như vậy. Mỗi lần lên miền núi thấy thương vô cùng các cô giáo vùng cao.

    Trả lờiXóa