Sau vụ gặt cuối thu.Ngoài
đồng chỉ còn gốc rạ khô úa có màu nâu nâu, cánh đồng vắng và vì thế mới
nhìn thấy những đàn cò trắng vốn nhút nhát đang đậu trên bờ xanh xanh
của mương dẫn nước tưới tiêu cho cánh đồng sau khi kiếm ăn.
Gần đấy, trong lòng một mương đã cạn gần hết nước, có vài người đi
nhặt ốc bắt cua, tôi đi lại gần một em đang đánh dậm, nàng đội nón, khăn
che gần kín mặt đeo hai cái giỏ thật to ở thắt lưng, nàng khom khom nhặt ốc,
rồi lại quăng cái dậm ra đằng trước rồi lấy cái thanh tre buộc cái dây
lấy chân dậm dậm.
Cuối thu,nước cạn, người nông dân cố gắng kiếm được cái ăn ngoài đồng
đem về kể cũng nhọc nhằn, hàng ngày, mỗi khi đi chợ, ai đó dừng lại hở
hàng bán cua hay hàng bán ốc, khi chọn chọn nhặt nhặt những thứ mình sẽ
mua về để nấu ăn cho chồng cho con chắc chả bao giờ nghĩ cái cách mà
người ta bắt chúng thế nào? Tôi đứng nhìn cô em đánh dậm lại nhớ chuyện
xưa phì cười:
– Là thế này, hồi ấy lâu lắm rồi, khi tay Trần Đăng Khoa còn bé, trong
một bài thơ đọc được của tay ấy về chuyện đi đánh dậm, nhưng trên cái
cánh đồng bọn trẻ mới đánh dậm ấy người ta dẫn tù binh lái máy bay Mỹ
đi qua nên bọn trẻ bảo nhau, đổ hết cá, ốc bắt được trong một ngày đi (
Không mang về để nấu ăn ) vì rằng:
- Phi công Mỹ đã lội qua nơi chúng nó mới đánh dậm (Bịa thế là cùng,
nhưng vì để hun đúc lòng căm thù cho thiếu nhi, bài thơ ấy sau được
đăng báo,in thành sách cho trẻ con đọc và học )
Tôi đứng xem cô em đánh dậm một lúc thật lâu,mà nàng mải mê nhặt nhặt
chẳng ngửng lên để người khác ( là tôi ) biết mặt. Hồi trước lúc còn ở
bộ đội , trong một lần uống nước chè với một tay sĩ quan mới trả phép nó
hồ hởi kể:
– Chiều đó, khi biết tin em về, vợ em đang bắt cua ở ngoài đồng chạy về,quăng cái giỏ ra sân và đi tắm luôn.
Nói xong nó cười,nhe hai hàm răng trắng trông thật là vui.
Bây giờ, cuối thu đi trên cánh đồng đã gặt, con mương đã cạn, ngó cô em
đánh dậm, tôi nhớ đến nụ cười hôm nao của tay sĩ quan trẻ cùng đơn vị
sau khi lên trả phép.
Và cũng nhỏen miệng vì những ý nghĩ ấy :
– Để tìm những khuôn hình đẹp trong cuộc sống, đâu phải lặn lội đi tìm ở
những đâu thật xa mới có ? Nó ở ngay đằng kia, chỗ đàn cò và cô em gái
đang đánh dậm đấy.


Cuối thu, đi ngoài đường thích thật, gió thổi vào mặt thấy mát mát
lành lạnh, không khí có vẻ khô hơn, Hà Nội, Sơn La,Hải Phòng vẫn còn
hương hoa sữa, trưa thấy đói, nhớ xưa:
-Hơi lạnh như thế này ở chỗ sơ tán, buổi trưa đi học về ăn được bát cơm
với canh dưa nấu với cá mương, hồi ấy sao mà ước vọng nhiều thế ? Xem
phim chiến đấu của Liên Xô cũng mơ trở thành người này người kia, mấy
chục năm qua đi, một tý giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực, sĩ quan ( đến
đại úy) kỹ sư, đảng viên, đến khi hưu hắt cũng đã được người ta xếp
lương chuyên viên chính hết bậc. Giờ, sau khi đã ba chìm bẩy nổi, cũng
chả mơ gì nữa, và lòng tin cũng chả dám phung phí như xưa.
Thế.
Đi đường đói bụng, thấy thèm ăn ( Chà, đó là ý nghĩ thiết thực nhất bây giờ ).
Phóng xe máy vượt qua ngã 4 Quán Thánh- Đặng Dung vội nhìn thấy bên phải có hàng quẩy:
– Buổi sáng ăn phở, thấy họ có quẩy bán ở đấy, cứ vừa ăn vừa thắc mắc,
họ rán quẩy ở đâu ? (Thời phá hoại Miền Bắc lần 1 của Giôn Xơn, ra bến
xe Kim Liên, lũ trẻ giờ chả biết bên xe Kim Liên ở chỗ nào ? Ở đấy có
mấy người bán hàng rong rao bán quẩy với cháo buổi sáng, mua mấy cái
quẩy vài hào bạc,ăn vào nhớ đến tận bây giờ.)
Dừng xe, dắt lui lại, mua của cháu bé mấy chục cò tiền quẩy, quay về, trong khi phóng xe máy cũng kịp nhận ra:
– Bên tay trái gần ngã 4 ấy, có một quán phở gà ta.
Nay.
Trong một trưa thu ( Có nên gọi là buổi sáng mùa thu cho nó văn vẻ không
? ) mát giời, vừa ngồi vừa chấm quẩy vào bát nước chấm vừa nhai và nhớ
thu Hà Nội một thời rất xa, thời ấy ở Hà Nội có tiếng tầu điện leng
keng..
Lâu rồi ( thật là lâu ) một lần, đang nằm nghỉ trưa, chợt nghe tiếng điện thoại tin tít, mở máy ra đọc, nàng viết:
– Em về nhà nghỉ, cơm xong, nghe Quang Dũng hát biển cạn nhớ một ngày, đã cách đây mấy chục năm, khi còn là binh nhất anh ạ.
Nhiều ngày sau, tìm nghe bài hát, biết thêm tác giả sáng tác ra bài này là một người chuyên đánh đàn ghi ta, không nhớ nhiều nhưng lúc ấy gần như thuộc bài hát ấy.
Ngày 2/9 năm nay, họp lớp 10, ăn uống xong xỏ giầy chuẩn bị về, bạn bảo:
– Ở lại tý, hát cho nó vui ( Vừa nói bạn vừa đánh mắt sang một thiếu phụ năm ngoái có mấy cái tang)
Ừ thì hát
Trên màn hình, các bạn đặt bài hát Biển Cạn, đứng một lúc ngớ ra ( Quên
hết rồi- Mới có mấy năm từ cái ngày nhận tin nhắn trong máy điện thoại
ấy)
Lúc sau về.
Lục trong đống sách báo cũ, một bản nhạc và giai điệu cũ, một tay mổ cò trên bàn phím một tay giở:
– Lá đồ, mì la sí la rề.
Mấy nay xa nhà, trời lạnh, khuya nhớ đến câu chuyện cũ, ngồi dậy, bật
cái bài hát hôm nọ đã tập có trong máy điện thoại , ngồi nghe và lẩm
nhẩm hát theo:
– Cùng tôi biển chết, cùng em biển tan,ngàn năm nỗi đau hóa kiếp mây ngàn cô đơn biển cạn.
Trong tiếng réo rắt của giai điệu, thở dài:
– Nàng, cô binh nhất thủa nào, bây giờ, có còn nhớ tới một bài hát về
tình yêu dang dở, mà nàng nhắc tới, trong một tin nhắn đã rất lâu rồi
không nhỉ?