Cuối thu,tôi đi trên con đường quốc lộ 39 nối từ Phố Nối đến Hưng Yên, trời hơi lành lạnh,không khí trong lành, hai bên là những cánh đồng lúa vàng mượt,cách đây mấy tháng vào vụ gặt trước tôi sang bên Thường Tín, nói chuyện với một em gái trú mưa ở thôn Đình Tổ,vẫn nhớ hôm ấy em bảo:
- Vụ này thóc chưa được tạ rưỡi một sào.
Chắc mùa này có nhẽ cũng khá hơn? Tôi nghĩ như vậy và đi chầm chậm đến chỗ hai vợ chồng già đương chở lúa lên đường quốc lộ để chờ máy tuốt ( Bây giờ họ tuốt lúa luôn ngoài đồng chứ không gánh về sân kho hợp tác như thời tôi đi gặt lúa giúp dân nữa)
Trả lời câu hỏi của tôi về mùa màng, năng suất,bác gái nói:
- Chắc già tạ hai một sào thôi chú ạ, lúa năm nay đổ non nhiều
Dường như đoán tôi không hiểu hai từ đổ non ấy là gì? Bác gái giải thích " Đổ non là lúa đã lên bông nhưng gặp mưa bão quật hết,chả được hạt thóc mang về"
Tôi biết
- Nếu mà được mùa thì phải hai tạ rưỡi một sào cơ.
Hôm trước trên tivi có nói,nay nông dân trả ruộng nhiều, cơ mà nếu ai mà không ở nông thôn thì nghe cũng chả hiểu...
Chào bác gái rồi tôi đi.
Thóc vụ này người dân sẽ ăn đến qua tết,vì tôi biết rằng ở quê tầm trước hoặc sau tết họ lại mới cấy lúa.
Rồi tôi nhớ năm nào
Cũng đận này,mùa thu,mùa gặt, vợ tôi nằm bênh viện, tôi đến đấy chăm vợ tôi và được nghe một anh bạn người Hà Tĩnh nói với tôi:
- Gặt xong rồi,tôi về nhà xem có gì bán để lấy tiền nộp viện phí cho vợ tôi anh ạ.
Tôi cũng nhớ đến người ta bảo " Đói quanh năm no ba ngày tết"
Thế mà một lần ngày mồng hai tết, đại gia đình tôi về quê, đi dạo chơi mấy nhà người họ hàng trong làng,rồi tôi mới thấy:
- Ở quê ngày mồng 2 tết là ăn cơm như thường ngày rồi, những ba tháng nữa mới lại đến vụ gặt mới cơ mà..
Thu về,se se lạnh,man mác lòng,bâng khuâng
Nhưng cứ nghĩ đến "Cơm áo gạo tiền" tự nhiên mồ hôi ở đâu lại túa ra, lạ thế?





Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét