Kể về một lần ghé thăm đình Phùng Hưng.
Đường phủ Khoái về đến Kim Động là một con đường nhựa được bắt đầu từ thị trấn Văn Giang,
Hàng ngày tôi đi trên con đường đó, từ chỗ ngã tư cầu Khé đến cầu cây sung ngay chỗ rẽ vào chợ Đại Hưng và trường cấp 3 Nam Khoái Châu .
Xong việc trên đường quay trở lại huyện Khoái,cứ đi qua trụ sở UBND xã Phùng Hưng một đoạn, tôi nhìn thấy ẩn ẩn hiện bên tay trái một ngôi đình cổ gần bên hồ nước ( cũng có biển đề di tích đã được xếp hạng)
Rồi một lần, tôi rẽ vào trong đó,vãn cảnh.
Bước qua cánh cổng lớn có hai con sư tử đá chầu bên ngoài tôi đi vào trong ngôi đình. trong ấy mà một cái sân rông lát gạch có mấy cái cây to.
Vào trong ngôi đình,tôi thấy bên trái có một cái giường to,một bàn nước, trong đình có một bộ kiệu, dùng để rước ngày lễ trọng,một ít cờ phướn,binh khí dùng cho việc lễ tế, gian hậu đóng cửa nên tôi không vào được.
Trên nền gạch, và sân giữa nhà chính của ngôi đình và nhà đằng sau,tôi thấy người ta phơi nan đã chẻ.
Thấy tôi bước vào, một người đàn bà mời tôi ra bản ngồi uống nước,nói chuyện.
Ngồi một lúc tôi được biết đình Phùng Hưng này có mấy người đứng ra trông coi, người phụ nữ này và hai người đàn ông nữa,họ trông đình và cử người ngủ hẳn ở đây.
Ngoài việc trông coi ngôi đình,họ còn chẻ tre,vót nan đan xảo..
Tôi uống nước xong rồi đi ngắm quanh ngôi đình:
- Kinh tế khó khăn,nên nội cung và đồ cúng tế trong ngôi đình cũng không được đầy đủ như những ngôi đình khác tôi đã đến tham quan.( ở các nơi việc trùng tu và sắm đồ cúng tế là do những người trong xã có kinh tế hảo tâm công đức)
Vãn cảnh một lúc rồi tôi về
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ:
- Lúc tôi bước ra bậu cửa,tôi thấy trên hè,phía ngoài hiên,có một bàn cờ tướng đang đánh dở, lời của người phụ nữ nói với tôi rằng đan xảo cả ngày nếu bán đi thì một công lao động chừng được ba mươi nghìn..
Có nhẽ cũng chả cần nói thêm đâu nhỉ? với nhiều người nhất là quan chức có quyền lãnh đạo, họ không thể nào biết được giá trị một ngày công đan xảo của người phụ nữ tôi gặp trong đình Phùng Hưng,nhưng lũ trẻ ở ngoài Hà Nội, chắc là 9-10 tuổi học lớp ba lớp bốn,nếu ai hỏi nó,nó sẽ trả lời ngay:
- Ba mươi nghìn đồng là mua được ba cốc nước mía người ta bảo là siêu sạch đấy bác ạ...
Cơ mà
Người ta sống là cần ba bữa cơm,chứ chả ai uống nước mía trừ bữa đâu nhỉ?
Hôm nay
Tôi chạy một mạch từ đò Dương Thắng Lợi qua Mễ Sở,Đông Tảo,An Vĩ,Khoái Châu tôi thấy đường vắng tanh như tôi chạy từ Nguyên Bình vào Bảo Lạc Cao Bằng, nhớ lại chuyện hôm nọ nghe được trong đình Phùng Hưng.
Tôi lẩm bẩm:
- Kiếm chả được,họ bán xới đi kiếm ăn nơi khác hết rồi
Các bạn không tin tôi ư?
Ra Hà Nội trên con phố đông người tắc đường ấy,bạn thử hỏi người bên cạnh cùng đứng chờ đèn đỏ với bạn xem nhé:
- Are you from?
Để xem câu trả nhời bạn đã nghe được như thế nào?





Đường phủ Khoái về đến Kim Động là một con đường nhựa được bắt đầu từ thị trấn Văn Giang,
Hàng ngày tôi đi trên con đường đó, từ chỗ ngã tư cầu Khé đến cầu cây sung ngay chỗ rẽ vào chợ Đại Hưng và trường cấp 3 Nam Khoái Châu .
Xong việc trên đường quay trở lại huyện Khoái,cứ đi qua trụ sở UBND xã Phùng Hưng một đoạn, tôi nhìn thấy ẩn ẩn hiện bên tay trái một ngôi đình cổ gần bên hồ nước ( cũng có biển đề di tích đã được xếp hạng)
Rồi một lần, tôi rẽ vào trong đó,vãn cảnh.
Bước qua cánh cổng lớn có hai con sư tử đá chầu bên ngoài tôi đi vào trong ngôi đình. trong ấy mà một cái sân rông lát gạch có mấy cái cây to.
Vào trong ngôi đình,tôi thấy bên trái có một cái giường to,một bàn nước, trong đình có một bộ kiệu, dùng để rước ngày lễ trọng,một ít cờ phướn,binh khí dùng cho việc lễ tế, gian hậu đóng cửa nên tôi không vào được.
Trên nền gạch, và sân giữa nhà chính của ngôi đình và nhà đằng sau,tôi thấy người ta phơi nan đã chẻ.
Thấy tôi bước vào, một người đàn bà mời tôi ra bản ngồi uống nước,nói chuyện.
Ngồi một lúc tôi được biết đình Phùng Hưng này có mấy người đứng ra trông coi, người phụ nữ này và hai người đàn ông nữa,họ trông đình và cử người ngủ hẳn ở đây.
Ngoài việc trông coi ngôi đình,họ còn chẻ tre,vót nan đan xảo..
Tôi uống nước xong rồi đi ngắm quanh ngôi đình:
- Kinh tế khó khăn,nên nội cung và đồ cúng tế trong ngôi đình cũng không được đầy đủ như những ngôi đình khác tôi đã đến tham quan.( ở các nơi việc trùng tu và sắm đồ cúng tế là do những người trong xã có kinh tế hảo tâm công đức)
Vãn cảnh một lúc rồi tôi về
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ:
- Lúc tôi bước ra bậu cửa,tôi thấy trên hè,phía ngoài hiên,có một bàn cờ tướng đang đánh dở, lời của người phụ nữ nói với tôi rằng đan xảo cả ngày nếu bán đi thì một công lao động chừng được ba mươi nghìn..
Có nhẽ cũng chả cần nói thêm đâu nhỉ? với nhiều người nhất là quan chức có quyền lãnh đạo, họ không thể nào biết được giá trị một ngày công đan xảo của người phụ nữ tôi gặp trong đình Phùng Hưng,nhưng lũ trẻ ở ngoài Hà Nội, chắc là 9-10 tuổi học lớp ba lớp bốn,nếu ai hỏi nó,nó sẽ trả lời ngay:
- Ba mươi nghìn đồng là mua được ba cốc nước mía người ta bảo là siêu sạch đấy bác ạ...
Cơ mà
Người ta sống là cần ba bữa cơm,chứ chả ai uống nước mía trừ bữa đâu nhỉ?
Hôm nay
Tôi chạy một mạch từ đò Dương Thắng Lợi qua Mễ Sở,Đông Tảo,An Vĩ,Khoái Châu tôi thấy đường vắng tanh như tôi chạy từ Nguyên Bình vào Bảo Lạc Cao Bằng, nhớ lại chuyện hôm nọ nghe được trong đình Phùng Hưng.
Tôi lẩm bẩm:
- Kiếm chả được,họ bán xới đi kiếm ăn nơi khác hết rồi
Các bạn không tin tôi ư?
Ra Hà Nội trên con phố đông người tắc đường ấy,bạn thử hỏi người bên cạnh cùng đứng chờ đèn đỏ với bạn xem nhé:
- Are you from?
Để xem câu trả nhời bạn đã nghe được như thế nào?







Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét