Thế là tôi viết thêm một tý về những lá thư thời chưa có điện thoại di động và intơnét.
Nọ
Tôi có đọc bài viết nào đó của một cô giáo ở trường đại học sư phạm 1 ,mà ở đấy cô giáo dạy văn có kể chuyện ngày xưa đã viết thư cho mấy anh bộ đội trên biên giới và đi thăm đơn đơn vị tên lửa nào đó ở cánh đồng làng Đa Sĩ Mậu Lương xã Kiến Hưng tỉnh Hà Sơn Bình.
Rồi tôi lại đọc tình sử " An giê lích" của tay sĩ quan tên lửa tên có bí danh là " Ruổi Thuyết" hưng phấn viết ra sau khi đọc câu chuyện có thật kia.
Trong những bài viết ấy họ đã kể đến Khoa Văn,Khoa Hóa,nhà A7 và gốc nhãn.
Hồi ấy ( Đúng năm 1979)
Tôi chả quen cô nào ở Sư Phạm 1, cơ mà mấy tay Hà Nam Ninh thì có, đầu năm 1979 tình hình căng lắm, mấy tay ấy nhận thư của các em giáo sinh đại học sư phạm 1 viết lên rất hay. Hôm nọ tôi có việc đi lên Nhật Tân, đi đúng cầu vượt cắt qua quốc lộ 32 tôi dừng lại nhìn chếch sang bên phải:
- Nhà A7 gốc nhãn họ kể trong những ký ức ở đằng kia?
Tôi không tưởng tượng ra được,vì ngay cả những nhân vật chính bây giờ họ vào đấy còn lạc nữa cơ mà
Tối nay rỗi
Tôi ngồi đọc hai lá thư đi thư về đề ngày 2/1/1979 với ngày 18/1/1979 được đăng tải trên một bài báo xuất bản vào ngày 20/2/1979 sau khi Tàu đánh ta được 3 ngày- Tầm giờ năm ấy có nhẽ tôi vẫn đương tập bắn súng?
Có thể rằng:
- Người gửi đi nay đã lên bà Nội ( Hoặc bà Ngoại ) giống như một cô giáo dạy văn ở chùa Thầy, còn người nhận và viết thư trở lại chả biết còn sống sau mấy chục ngày chống trả quân TQ đánh ta ở mặt trận Hoàng Liên Sơn đến tháng 3/1979 và sau này đến năm 1988 sau khi chiến trận ở Vị Xuyên kết thúc không?Nếu còn có nhẽ người ấy cũng đã về hưu,chăn bò trồng lan như anh"Ruồi Thuyết " đã nhăc ở trên cũng nên..?
Thôi cứ giới thiệu hai cái thư được đăng báo lên đây vậy, hy vọng rằng ai đó hậu sinh,sinh sau năm 1979 biết thời đó chúng tôi đã sống như thế nào?


Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét